Cân bàn điện tử thường có mức tải trọng tối đa từ 60kg, 100kg, 150kg, 300kg & 500kg với bước nhảy tương ứng từ 10g đến 100g, có thể nói: với tải trọng (hay còn gọi là mức cân max) và bước nhảy này thì hầu hết các loại cân đều đạt được và cho kết quả giống nhau khi cân đo lúc mới mua về. Nhưng sau một thời gian sử dụng thì sự phân cấp rõ rệt giữa các loại cân, độ bền, tính chính xác của cân bàn không còn như trước nữa, vì vậy để đảm bảo quyền lợi của Quý khách hàng cũng như người tiêu dùng, công ty chúng tôi đưa ra 3 tiêu chí lớn mà người mua cân bàn điện tử cần phải quan tâm để có thể đánh giá được sự khác nhau giữa các loại cân bàn đó:
1. Độ bền cơ khí của cân bàn điện tử
Để đảm bảo cân luôn được chính xác và ổn định lâu dài, khung cân phải dày dặn, chắc chắn, mặt bàn cân phải có khả năng chịu đựng được các va đập trong quá trình sử dụng, điều này người mua có thể cảm nhận bằng mắt thường hoặc bê (nâng) thử một chiếc cân:
- Với chiếc khung cân chắc chắn thì thường nặng từ 15kg - 20kg (đối với loại cân có tải trọng 60kg đến 150kg & tùy theo cả kích thước bàn cân)
- Từ 30kg – 35kg (đối với loại cân có trọng tải từ 300kg đến 500kg & tùy theo cả kích thước bàn cân).
2. Độ bền thiết bị điện tử của cân
Thường bao gồm những thiết bị như Đầu hiển thị (hay còn gọi là đầu cân, bộ chỉ thị) và Cảm biến lực (loadcell). Độ bền của thiết bị điện tử phụ thuộc nhiều vào hãng sản xuất hay thương hiệu cân bàn điện tử. Thương hiệu hàng đầu về lĩnh vực cân điện tử nói chung và thiết bị cân bàn nói riêng phải kể đến là Mettler – Toledo (Mỹ & Thụy Sỹ), tiếp theo là Ohaus (Mỹ), đây là hai tập đoàn toàn cầu, sản phẩm của các hãng này có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Tiếp theo là các hãng như Zemic, Jadever, Keli,…v.v
3. Giá thành cân điện tử
Phụ thuộc chủ yếu vào hãng/thương hiệu sản xuất, thiết bị điện tử lắp trong cân bàn, kích thước mặt bàn cân và các tính năng bổ trợ thêm cho cân bàn điện tử. - Các hãng cân điện tử thường có những sản phẩm cân bàn nguyên bộ được lắp ráp và thiết kế, thử nghiệm chuyên biệt trong các phòng labs trước khi được đưa ra thị trường, do đó chi phí, giá cả các loại cân này thường cao, nhưng chất lượng không hề giảm sút theo thời gian.
- Cũng như phần 2 chúng tôi đã nói, thiết bị điện tử của cân rất quan trọng, theo đó giá cân bàn điện tử sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chất lượng cũng như thương hiệu của thiết bị này.
- Kích thước mặt bàn cân điện tử cũng tham gia vào chi phí sản xuất cân, do vậy giá cân bàn cũng sẽ khác nhau với kích thước khác nhau (cho dù cùng mức tải trọng cân).
- Ngoài ra, với các thiết bị thêm ngoài hoặc các tính năng thêm của cân cũng góp phần làm cho giá cả cân bàn điện tử khác nhau (ví dụ: cân bàn có cổng kết nối trực tiếp ra máy tính, máy in sẽ có giá khác với cân bàn không có tính năng này,...).
Cân điện tử là gì? Là một thiết bị điện tử dùng để đo đạt trọng lượng của vật mẫu. Như đã biết mọi vật trên trái đấtnày đều có trọng lượng, do lực hấp dẫn nên khi muốn biết trọng lượng của vật nào ta chỉ việc đặt nó lên bàn cân. Một bộ cảm biến sẽ nhận diện trọng lượng vật mẫu sau đó chuyển tiếp vào bộ mạch trung tâm xử lý tín hiệu này và trả kết quả lên màn hình hiển thị, người sử dụng quan sát và sẽ biết ngay giá trị tham chiếu với vật mẫu.
Ngày nay cân điện tử đang được ứng dụng ngày càng phổ biến. Cân điện tử là một thiết bị xác định chính xác định trọng lượng của một vật tốt hơn nhiều so với cân cơ. Có rất nhiều loại cân điện tử: Cân điện tử nhỏ loại nhỏ thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, trong các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm…các loại cân điện tử lớn được dùng trong những nhà máy, khu công nghiệp, và các loại cân điện tử lại có yêu cầu khác nhau về độ chính xác và các điều kiện khác.
Khi đặt vật mẫu lên mặt bàn cân, trọng lượng của vật cần cân được thể hiện bằng số qua màn hình (có thể là màn hình tinh thể lỏng), thông thường cân điện tử thường được tích hợp nhiều chức năng như: Cân tự động, cân trừ bì, cân đếm, cùng với máy tính tiền,máy in mã vạch, máy chấm công, in báo cáo…hoặc một số loại cân có cổng giao tiếp với máy tính (thông qua cổng RS232, RS485…) phục vụ việc lưu trữ và xử lý dữ liệu…
Hướng dẫn sử dụng cân điện tử, sử dụng cân điện tử đúng cách
Để sử dụng cân điện tử đúng cách cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Nên đặt cân trên bề mặt bằng phẳng.
- Đặt cân ở nơi khô ráo, sạch, nên tránh các vị trí có nhiều luồng không khí thay đổi như cửa ra vào, gần nguồn nhiệt như lò sưởi hay luồng hơi máy điều hòa (đặc biệt khi sử dụng cân có độ chính xác cao như cân phân tích, cân kỹ thuật, cân bàn nhỏ,…).
- Khi mua nên mua kèm 1 quả cân chuẩn, định kì chuẩn lại cân bằng quả cân chuẩn, bảo quản quả cân chuẩn cẩn thận trong môi trường khô sạch.
- Không bao giờ đặt một vật nặng quá khối lượng cho phép lên bàn cân điện tử. Nếu cần thì dùng cân thô cân trước.
- Cân hóa chất thì tuyệt đối không dùng phép cân trực tiếp mà luôn dùng phép cân lặp (cân trừ bì). Bì phải dùng là các dụng cụ thủy tinh khô sạch, đế cao su sạch hay giấy lọc loại dành để cân (là loại tráng parrafin giúp hóa chất bột không dính vào giấy).
Tư vấn lựa chọn và hướng dẫn sử dụng cân điện tử tốt:
Ngày nay các loại cân điện tử ngày càng không thể thiếu và được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu công nghiệp tại Việt Nam. Cân điện tử là một phương tiện, công cụ hỗ trợ để đo lường chính xác giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được vật tư, nhân công, thời gian trong việc kiểm soát được chất lượng, số lượng sản phẩm.
Thành phần cấu tạo cơ bản của cân điện tử bao gồm hai bộ phận chính. Bộ phận thứ nhất là đòn cân và bộ phận thứ hai là mạch xử lý tín hiệu điện tử. Đòn cân của cân điện tử có tên tiếng anh là "Strain Gauge Load Cell" hay gọi tắt là "Load Cell", đòn cân được cấu tạo bởi hai thành phần, thành phần thứ nhất là "Strain Gauge" và thành phần còn lại là "Load". Strain Gauge là một điện trở đặc biệt chỉ nhỏ bằng móng tay, có điện trở thay đổi khi bị nén hay kéo dãn và được nuôi bằng một nguồn điện ổn định, chỉ nhỏ bằng móng tay, được dán chết lên Load, nghĩa là một thanh kim loại chịu tải. Thanh kim loại này một đầu được gắn cố định, đầu còn lại tự do và gắn với mặt bàn cân (đĩa cân). Khi ta bỏ một khối lượng lên đĩa cân, thanh kim loại này sẽ bị uốn cong do trọng lượng của khối lượng cân gây ra. Khi thanh kim loại bị uốn, điện trở Strain Gauge sẽ bị kéo dãn ra và thay đổi điện trở. Như vậy, khi đặt vật cân lên bàn cân, tùy theo khối lượng vật mà Load, thanh kim loại sẽ bị uốn đi một lượng tương ứng và lượng này được đo lường qua sự thay đổi điện trở của Strain Gauge. Thông thường, thanh kim loại sẽ được cấu tạo sao cho bất chấp vị trí ta đặt vật cân lên bàn cân, nó đều cho cùng một mức độ bị uốn, cân điện tử sẽ đo lường mức độ bị uốn của thanh kim loại bởi trọng lực do vật cân gây ra nên cân điện tử chỉ cho chúng ta giá trị trọng lượng của vật. Để tìm khối lượng của vật, ta cần phải chia cho gia tốc trọng trường, mà gia tốc này thì không phải là một hằng số ở mọi nơi trên trái đất. Do đó, khi sản xuất cân, nhà sản xuất xây dựng một bộ hiệu chỉnh bên trong cân để hiệu chỉnh lại cân tại nơi cần sử dụng. Cần phải nhấn mạnh là khoảng uốn cong của thanh kim loại vào khoảng 1/500 cm. Tuy giá trị uốn cong rất nhỏ nhưng đủ để Strain Gauge phát hiện và đo lường khối lượng trong khoảng nhất định tùy theo loại cân. Thông thường Strain Gauge chỉ phát hiện và đo lường trên một khoảng nhỏ, hẹp, cân điện tử nào đo khối lượng càng lớn và càng chính xác đòi hỏi khoảng Strain Gauge phát hiện càng rộng và độ nhạy càng lớn. Những cân điện tử như vậy càng đắt tiền và càng dễ hỏng nếu như thao tác cân không đúng.
Hiện nay tại Việt Nam việc sử dụng cân điện tử trong các hoạt động giao dịch, mua bán thanh toán, kiểm tra chất lượng sản phẩm... đã trở lên phổ biến như cân ô tô, cân kỹ thuật, cân phân tích dùng trong việc kinh doanh vàng bạc, tại các phòng thử nghiệm, phòng kỹ thuật của các doanh nghiệp....., tỷ lệ sử dụng cân điện tử chiếm tỷ lệ trên 40% tổng số cân khối lượng hiện dùng, đặc biệt như lĩnh vực kinh doanh vàng bạc việc sử dụng cân điện tử chiếm tỷ lệ 100%. Để duy trì độ chính xác, tính ổn định và tăng tuổi thọ của cân điện tử, người sử dụng cân điện tử cần phải chú ý đến một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình vận hành, sử dụng cân điện tử như sau:
1- Không được đặt vật /mẫu lên cân bất thình lình hoặc thả vật/mẫu lên mặt bàn cân điện tử khi đo.
2- Không cân mẫu nặng quá mức giới hạn trên của cân. Cần thực hiện cân thô trước khi cân tinh.
3- Điều kiện mội trường khi cân: độ ẩm không khí: 45-55%, nhiệt độ 25-35 0C. Không thực hiện cân trong môi trường quá khô (< 25%) hoặc quá ẩm (>70%) hoặc ở mẫu có nhiệt độ cao (> 650 C).
4- Đối với cân có chế độ Standby, có thể để chế độ nguồn là ON nhưng khi không đo thì cài cân ở chế độ Standby. Đối với cân điện tử không có chế độ Standby thì nên kiểm tra lại với nhà cung cấp về khả năng đặt chế độ nguồn ON được hay không. Lưu ý, chế độ Standby giúp cân không bị tình trạng chập mạch do ẩm nhiệt trong bo mạch và giúp duy trì tính sẵn sàng của hệ thống cơ -điện trong cân, nghĩa là bạn không phải chờ màn hình hiển thị số sau một thời gian trước khi đặt mẫu/vật lên bàn cân. Một số cân, khi bật nguồn và không ở chế độ Standby, nó đòi hỏi phải có thời gian chờ để cân tự hiệu chỉnh và ổn định trước khi cân.
5- Không đặt mẫu lỏng, bột trực tiếp tiếp xúc lên mặt bàn cân. Dùng chén, lọ để đựng mẫu khi cân.
6- Khi vệ sinh mặt bàn cân, cần phải tắt cân và lấy mặt bàn cân ra khỏi đế đỡ mặt bàn cân rồi mới thực hiện việc lau chùi.
7- Khi không dùng cân, tuyệt đối không để bất kỳ trọng lượng nào lên mặt bàn cân làm cân phải chịu tải liên tục. Cân cần được che bụi bằng hộp mica hoặc tương đương nhưng không được phủ lên mặt bàn cân vải hay tấm nylon. Cân không được phơi trực tiếp dưới ánh nắng hoặc chịu tác động liên tục bỏi gió quạt.
8- Khi cân, cần tắt, đóng hay cách ly tất cả các thiết bị có ảnh hưởng gián tiếp lên mặt bàn cân như quạt, máy lạnh, cửa sổ.
9- Khi cân, không thực hiện thao tác khuấy, gõ lên chén cốc đựng mẫu. Các thao tác nói trên và tương tự cần phải được thực hiện bên ngoài cân hoặc thay thế bằng các thao tác khác không gây tác động trực tiếp lên mặt bàn cân.
10- Một số cân có cho phép trừ bì, tính dồn. Cần đọc kỹ hướng dẫn trình tự thao tác để làm chính xác trên từng loại cân điện tử cụ thể.
11- Khi vệ sinh khu vực đế đỡ mặt bàn cân, tuyệt đối không dùng vật cứng nhọn để nạy ,vét bỏ bụi bám ở khe đế. Chỉ được phép sử dụng cọ gắn với họng ống hút chân không để thao tác.
12- Không được để cân trên cùng một chỗ và gần với lò vi ba (trực diện), máy khoấy từ (bên cạnh), lò sấy (trực diện), máy hút chân không hoặc máy khuấy hơi (bên cạnh), quạt, máy lạnh,...hoặc để cân bên/ gần cửa sổ mở.
13- Một số cân cho phép thực hiện hiệu chỉnh theo các khối lượng chuẩn. Việc hiệu chuẩn cần được thực hiện trong điều kiện môi trường chuẩn. Hiệu chuẩn phải được làm đầy đủ cho tất cả các mức khối lượng chuẩn. Thông thường, 1 tháng 1 lần hoặc sau 1000 lần đo hoặc khi xét thất có hiện tượng vi phạm thao tác đo như cân qua khối lượng cho phép, cân bị lệch trọng tâm. Cần đọc rõ hướng dẫn hiệu chuẩn cho từng loại cân cụ thể trước khi làm.
14- Mỗi khi di dời cân, cần kiểm tra và hiệu chỉnh độ thăng bằng của mặt bàn cân. Tùy theo loại cân điện tử, có thể thấy qua kiểm tra độ lệch khỏi vị trí trung tâm của giọt nước hoặc dùng thước đo mực cầm tay. 15- Điều cuối cùng là luôn vệ sinh cân sạch sẽ ngay sau khi cân.









